7 Framework java phổ biến biến nhất cho các lập trình viên tại các công ty phát triển Java trong năm 2019

share 06/09/2019| 423
Java đã và đang là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất, trong tương lai gần, có rất ít cơ hội cho các ngôn ngữ khác có thể thay thế Java, ít nhất là trong năm 2019. Những thông tin về framework luôn luôn là mối quan tâm lớn của các IT Developer, Lập trình viên, IT Engineer đặc biệt các bạn làm Kỹ sư Back-end/ Back-end Engineer thì càng không thể bỏ qua.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Java là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay. Trong tương lai gần, có rất ít cơ hội cho các ngôn ngữ khác để thay thế Java, ít nhất là trong năm 2019. Điều này cũng đúng đối với Java Frameworks. Spring, JSF và GWT là 3 framework được sử dụng nhiều nhất bởi những lập trình viên Java. Nhưng nó không có nghĩa là các framework khác là không phổ biến như 3 framework kể trên.

Từ khi sự lựa chọn framework gần như là dựa vào loại dự án, các công ty lập trình Java và các lập trình viên nói chung cần rất chú trọng phân tích yêu cầu của dự án và những yêu cầu trong tương lại. Ví dụ, Spark Framework được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển để tạo nên các ứng dụng web nhẹ trong Java 8, trong khi Spring được sử dụng trong dự án phức tạp, các ứng dụng Java ở cấp độ doanh nghiệp, và các dự án microservices.

Để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn quá trình, dưới dây là danh sách 7 framework Java nổi bật nhất kèm theo chi tiết về thế mạnh và khuyết điểm, kèm theo loại dự án phù hợp với từng framework.

 

Danh sách 7 ngôn ngữ lập trình phổ biến về Java trong năm 2019

Mặc dù danh sách được bắt đầu với framework phổ biến nhất, nhưng nó cũng không hẳn là thứ được sử dụng mặc định cho dự án của bạn. Cho nên, hãy bắt đầu một cách đơn giản nhất nào.

  1. Spring Framework

Mọi nhà phát triển java đều muốn bảo đảm khả năng để tạo ra những ứng dụng web phức tạp và có năng suất cao. Và với những thành phần và cấu hình đơn giản, framework này giúp bạn có thể phát triển ở cấp độ doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Tính năng DI và khả năng tương thích với các framework khác như là Kotlin và Groovy khiến nó trở thành framework ưa thích của các lập trình viên.

Spring framework tối ưu hóa nguyên tắc thiết kế IoC và đối với lập trình viên, nó sẽ dễ dàng hơn để tập trung một mô-đun vào phần việc của nó và giải phóng các mô-đun khác khỏi các giả định và khiến các chương trình có thể mở rộng.

Framework này sở hữu nhiều mô-đun để giúp hoàn thành các chức năng khác nhau trong một ứng dụng như là Spring Core (Mô-đun cơ sở), Spring AOP (cho logic đan xen), Spring Transaction (để hỗ trợ chuyển giao), Spring MVC (giao diện web), v.v.

 

Sử dụng cho:

  • Java doanh nghiệp (JEE).
  • Phát triển ứng dụng web.
  • Ứng dụng phân bổ.
  • Tính năng cốt lõi sử dụng để tạo ra các ứng dụng Java.
  • Tất cả các lớp thực hiện của một ứng dụng thời gian thực.

Ưu điểm:

  • Lập trình toàn diện và cấu hình tiêu chuẩn.
  • Hỗ trợ cơ sở dữ liệu truyền thống RDBMS cũng như là NoSQL mới.
  • Cung cấp sự tương thích lùi và khả năng thử nghiệm của code.
  • Sự kết nối lỏng lẻo có thể khắc phục bằng cách sử dụng IoC.
  • Hỗ trợ lập trình theo định hướng phương diện cũng như là cho phép sự phát triển gắn kết.
  • JBDC các lớp trừ tượng và hệ thống nối bật.

Khuyết điểm:

  • Khó để thuần thục, hầu hết các lập trình viên đều gặp khó khăn với IoC và DI.
  • Các cấu hình thay đổi liên tục khiến cho các lập trình viên phải cập nhật liên tục để bắt kịp với sự thay đổi mới.
  • Mặc dù DI là một ưu điểm của nó, nhưng nó cũng sẽ khiến dự án phải phụ thuộc vào Spring framework.

Link framework: https://spring.io/

 

  1. Grails

Grail là một framework cơ động, được dựa trên ngôn ngữ lập trình Groovy JVM. Nó hoạt động tốt với các công nghệ Java, bao gồm Java EE containers, Spring SiteMesh, Quartz, và Hibernate.

Framework phát triển web mã nguồn web mở khá là phổ biến trong giới lập trình viên Java vì nó hỗ trợ Java Bean và EJB. Bởi vậy, nó không yêu cầu cấu hình XML và vì thế nên các lập trình viên có thể nhanh chóng thúc đẩy quá trình phát triển để tạo nên một ứng dụng đồ sộ và có thể mở rộng.

 

Sử dụng để xây dựng:

  • Hệ thống quản lý nội dung.
  • Website thương mại điện tử.
  • Các dịch vụ web RESTful.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng thư viện ánh xạ dữ liệu.
  • GORM đơn giản.
  • Một lớp điều khiển xây dựng trên Spring Boot.
  • Hồ sơ linh hoạt.
  • Thùng code nhúng Tomcat dùng cho việc tải lại.
  • Hệ thống phần bổ sung nâng cao với hằng trăm phần bổ sung.
  • Một cộng đồng luôn sẵn sàng hỗ trợ và trả lời thắc mắc.

Khuyết điểm:

  • Ngôn ngữ thu gọn không thể thay đổi và hay gặp lỗi.
  • Không phải là lựa chọn tốt nhất cho ứng dụng nhiều luồng.
  • Cần phải mua IntelliJ Idea, không hỗ trợ các IDE khác.
  • Phải học ngôn ngữ Groovy.
  • Quá trình kết hợp phức tạp.

Link framework: https://grails.org/

 

  1. Blade

Framework ra đời vào năm 2015 này rất đơn giản và nhẹ khiến cho mọi lập trình viên cho bất kì dự án nào đều có thể thành thục nó trong vòng 1 ngày.

Dựa trên Java 8, Balde, một Framework MVC nhẹ cung cấp một giao diện định tuyến theo phong cách RESTful, khiến những web API gọn gàng hơn và dễ hiểu hơn, đồng thời đồng bộ hóa với dữ liệu trên website.

Sử dụng để:

  • Một framework web đầy đủ giúp tạo ra các ứng dụng web một cách nhanh chóng 

Ưu điểm: 

  • Đơn giản, nhẹ (nhỏ hơn 500KB), các cấu trúc code rõ ràng.
  • Nhiều lựa chọn về thành phần.
  • Hỗ trơ nhiều cấu hình file.
  • Hỗ trợ bảo vệ CSRF (Cross-Site Request Forgery) và XSS (Cross-site scripting).
  • Hỗ trợ các phần bổ sung mở rộng và tài nguyên webjar.
  • Máy chủ hỗ trợ nhúng jetty và công cụ mẫu.

 

Khuyết điểm:

  • Công cụ phụ thuộc phức tạp.
  • Thiếu sự phong phú về ứng dụng di động.
  • Các tài liệu nặng.

Link framework: https://www.baeldung.com/blade

 

  1. Google Web Toolkit (GWT) 

GWT là một framework hoàn toàn miễn phí, mã nguồn mở cho phép các lập trình viên có thể viết mã java cho phía khách hàng và triển khai nó dưới dạng Javascript. Rất nhiều sản phẩm của Google được viết dựa trên GWT như là AdSense, Adwords, Google Wallet, và Blogger.

Sử dụng Framework này, các lập trình viên có thể dễ dàng viết các ứng dụng duyệt web phức tạp một cách nhanh chóng. GWT cho phép các lập trình viên phát triển và gỡ lỗi các ứng dụng Ajax ở ngôn ngữ Java.

Trong quá trình triển khai, trình biên dịch chéo của nó chuyển đổi ứng dụng Java sang một file Javascript riêng. Nó kèm theo rất nhiều tính năng như khả năng hỗ trợ đã trình duyệt, đa ngôn ngữ, đánh dấu trang, lịch sử duyệt web và quản lý.

 

Sử dụng để:

  • Xây dựng ứng dụng web tiếp diễn.
  • Xây dựng và bảo trì các giao diện javascript phức tạp cho các ứng dụng.

 Ưu điểm:

  • Hỗ trợ phương pháp tái sử dụng cho những phần phát triển web.
  • Hỗ trợ đầy đủ tính năng để gở lỗi Java.
  • Cơ chế RPC thân thiện với lập trình viên.
  • Cung cấp hỗ trợ HTML Canvas.
  • Google APIs có thể sử dụng ở các ứng dụng GWT.
  • Các lập trình viên có thể thiết kế ứng dụng ở một phương pháp định hướng đối tượng thuần túy.

 Khuyết điểm:

  • Biên tập Java sang Javascript khá chậm.
  • Các phương pháp độc quyền để định hình cấu trúc.
  • Cần viết nhiều code hơn kể cả cho những thứ đơn giản.
  • Chỉ phù hợp nhất cho các lập trình viên Java.

Link framework: http://www.gwtproject.org/

 

  1. JavaServer Faces (JSF) 

JavaServer Faces khiến việc phát triển các ứng dụng web trở nên dễ dàng trong việc tận dụng những thứ có sẵn như giao diện người dùng (UI) thông thường và các khái niệm web. Phát triển bởi Oracle, nó sở hữu một bộ các APIs để đại diện và quản lý các thành phần UI và thư viện thẻ tùy chỉnh để trình bày một giao diện JSF.

JSF dựa trên mẫu thiết kế phần mềm MVC và sở hữu một cấu trúc có thể dễ dàng định hình sự khác biệt giữa logic và sự diễn tả của ứng dụng.

 

Sử dụng cho:

  • Tạo ra các ứng dụng gốc.
  • Các ứng dụng web.
  • Các ứng dụng doanh nghiệp.

 Ưu điểm:

  • Tạo ra các thẻ tùy chỉnh tới thiết bị của một vài khách hàng cụ thể.
  • Kết nối các lớp hiển thị với mã ứng dụng dễ dàng.
  • Xây dựng các giao diện người dùng của các thành phần tái sử dụng.
  • Sử dụng XML thay vì Java để kiểm soát phần nhìn.

Khuyết điểm:

  • Không tương thích với các công nghệ Java thông dụng.
  • Phức tạp để thực hiện một vài phần việc đơn giản.
  • Thiếu sự linh hoạt.
  • Khả năng hỗ trợ Ajax hạn chế.
  • Khó để thuần thục.

Link Framework: http://www.javaserverfaces.org/

 

  1. Play

Sự phổ biến của nó có thể đánh giá dựa trên thực tế rằng nó đang được sử dụng rộng rãi tại các công ty hàng đầu như là Samsung, Linkedin, Verizon, The Guardian, v.v. Từ khi nó được sử dụng một mô hình không đồng bộ cho phép nguyên tăc không quốc tịch, Framework Play cung cấp tốc độ, hiệu suất, và khả năng mở rộng.

Được xây dựng dựa trên Akka Toolkit, framework Play thu gọn việc tạo ra các ứng dụng tương đồng và phân tán trên Java Virtual Machine. Giao diện người dùng của nó cũng đơn giản và trực quan và các lập trình viên có thể dễ dàng hiểu được các tính năng cơ bản để bắt đầu phát triển dự án một cách nhanh chóng.

 

Sử dụng cho:

  • Các ứng dụng web yêu cầu sự ổn định trong việc phát triển nội dung
  • Xây dựng ứng dụng Java và Scala cho máy tính để bàn và giao diện điện thoại

Ưu điểm

  • Cơ chế “Hot reloading” cho các mã Java, cấu hình và bản mẫu
  • Hỗ trợ ra/vào không bị chặn là một yếu tố quan trọng cho các ứng dụng hiệu suất cao
  • Mã nguồn mở với một cộng đồng lớn hỗ trợ
  • Hỗ trợ quảng cáo cũng có sẵn
  • Lỗi biên tập và runtime có thể dễ dàng khắc phục

Khuyết điểm

  • Khó để thuần thục, tài liệu mở rộng
  • Đôi khi không được ổn định

Link framework: https://www.playframework.com/

 

  1. Struts

Đây là một framework cấp doanh nghiệp khác được duy trì bởi Apache Software Foundation. Framework ứng dụng web Java đầy đủ tính năng này cho phép các lập trình viên tạo nên những ứng dụng Java cấp độ doanh nghiệp có thể dễ dàng duy trì.

Một trong những tính năng đáng lưu ý của Struts là ở các phần bổ sung chỉ đơn giản là các gói JAR. Nghĩa là nó di động và có thể thêm vào đường dẫn của ứng dụng.

Đối với ORM (Ánh xạ quan hệ đối tượng), bạn có thể sử dụng các Hibernate plugin và bạn có thể sử dụng Spring plugin cho DI.

 

 Sử dụng cho:

  • Phát triển ứng dụng doanh nghiệp

Ưu điểm:

  • Các lớp JSP, Java, Action được tổ chức tốt, giảm thiểu thời gian phát triển
  • Cấu hình tập trung, với hầu hết giá trị của Struts nằm ở các files tính chất hoặc XML
  • Tùy chỉnh các thẻ JSP có hiệu lực đến đầu ra của các thuộc tính trong các thành phần JavaBeans
  • Các khả năng sẵn có để kiểm tra các giá trị biểu mẫu

Khuyết điểm:

  • Single ActionServlet hiện hữu, gây ra các vấn đề về khả năng mở rộng.
  • Thiếu quá trình “dòng chảy ngược”.
  • Thiếu sự rõ ràng.
  • Thiếu sự tuân thủ XML của cú pháp JSP.

Link framework: https://struts.apache.org/

 

Kết luận

Khi nghe về các framework Java, hãy giữ được sự cởi mở và tìm hiểu xem đâu là thứ tốt nhất cho bạn. Có quá nhiều framework sẽ phù hợp với dự án của bạn nhưng hãy lựa chọn framework yêu cầu ít code mà vẫn dễ quản lý cho các ứng dụng của bạn nhé.

 

Will & Way cũng cung cấp việc làm ITtuyển lập trình viêntuyển nhân viên IT cho các công ty chuyên phát triển về lĩnh vực phần mềm máy tính, điện thoại, lập trình viên java, php, AI,… cho các công ty IT tại Nhật Bản

 

Chú thích:

DI: https://viblo.asia/p/dependency-injection-la-gi-va-khi-nao-thi-nen-su-dung-no-LzD5d0d05jY

Nguồn: Jagdish Bhatt – Finoit.com


Posted in IT knowledge share

Other News & Blog

Tầm quan trọng của quyền riêng tư và tính toàn vẹn trong mạng máy tính lớn

Máy tính lớn (mainframe) là nền tảng cho nhiều hệ thống quan trọng, từ cơ sở dữ liệu ngân hàng đến hệ thống chính quyền địa ...

View more

Mẹo giúp trình duyệt Google Chrome chạy nhanh hơn

Sau một thời gian sử dụng, bạn nhận ra Google Chrome bị chậm dần khiến mọi thao tác trở nên trì trệ. Bạn sẽ tìm thấy ...

View more

Jenkins và CI/CD

Jenkins là gì? Jenkins là một mã nguồn mở (opensource) dùng để thực hiện chức năng tích hợp liên tục (gọi là CI – Continuous Integration) và xây ...

View more

Top 3 xu hướng ngôn ngữ lập trình năm 2020

Chúng ta đang sống trong thời đại của kỷ nguyên 4.0, nơi mà mọi thứ đều trong luồng vận động không ngừng để phục vụ những ...

View more